Các loài Đau buồn ở động vật

Linh trưởng

Hình ảnh một con khỉ đột có biểu hiện tuyệt vọng ở vườn thú

Khỉ hay các loài thuộc họ linh trưởng nói chung được mệnh danh là loài động vật thông minh. Chúng có khả năng bắt chước và phát triển hành vi giống người một cách có tổ chức. Các loài linh trưởng cũng có khả năng bộc lộ một số cảm xúc nhất định như buồn bã và khóc. Chẳng hạn như con khỉ đột Koko đã khóc khi phải xa cách với mèo con mà nó quý mến. Khi con mèo con trốn khỏi lồng và bị chết do xe đụng. Người ta đã ghi lại được cảnh Koko khóc vì buồn và nhớ mèo con, chú thậm chí còn làm kí hiệu nói rằng chú rất buồn. Hay hình ảnh một chú khỉ con ôm mẹ gào khóc trong đau đớn sau khi mẹ của chú khỉ bị một chiếc xe cán chết.

Khóc cũng là một đặc điểm quen thuộc của các loài thuộc họ linh trưởng. Giống như trẻ con, khỉ hay tinh tinh con cũng khóc để làm nũng mẹ. Loài khỉ con thuộc loài khỉ Rhesus nổi tiếng về tiếng khóc và thường làm những con khỉ khác điên tiết. Điều này phần nào dẫn đến nạn bạo hành khỉ con ở loài khỉ Rhesus. Ngoài ra, những chú khỉ đột được nuôi nhốt trong sở thú không hề vui vẻ và hạnh phúc như người ta tưởng. Khao khát về sự tự do, được thả về với môi trường tự nhiên luôn ẩn sâu trong mỗi loại động vật. Những chiếc lồng sắt, những chiếc vòng xích không phải là thứ chúng muốn đón nhận.

Loài voi

Một con voi con buồn bã khi bị xích nhốt

Voi nổi tiếng trong số các loài động vật là loài vật có cảm xúc và thường có biểu hiện khóc. Nhiều ghi chép tương tự đã được ghi lại về việc loài voi khóc để biểu đạt sự đau buồn giống như con người. Những mô tả về chú voi già tên Raju khóc khi được thả tự do, nó đã bị giam giữ, tra tấn và bị lạm dụng trong suốt 50 năm. Cuối cùng chú đã được một tổ chức giải cứu động vật hoang dã cứu thoát từ xiềng xích. Hoặc hình ảnh một chú voi con đã khóc khi bị mẹ của mình ruồng bỏ. Chú voi con mới sinh này bị chính mẹ đẻ của mình đá, quăng đi một cách giận dữ. Có ghi nhận những chú voi con khi bị bắt phải xa mẹ cũng phát ra tiếng kêu đau buồn gần như khóc.

Loài hổ

Việt Nam có những câu chuyện về nghĩa hổ cho thấy loài hổ hung dữ cũnng là động vật có tình nghĩa và biết đau khổ. Ở vùng Phú Yên, tại Núi Mỹ Dự có câu chuyện con cọp bạch mang ơn một bà mụ vì giúp hổ cái đỡ đẻ, sau khi bà mụ qua đời, mỗi năm, đều thấy dấu chân nó viếng mộ và ông xuống nằm dưới chân núi với dáng vẻ trầm buồn, ít lâu sau thì chết, nó được người dân thờ, một truyền thuyết khác ở xóm Đồng Đò, có một con cọp vì móng vuốt cào xước bàn tay là vết thương làm nhiễm độc nên đã vô tình cướp mất sinh mệnh của người bạn nên rất ân hận và thầm lặng lẽ xuống nằm gần ngôi mộ nhiều ngày đêm rồi chết và dân làng lập miếu Ông Cọp.

Bến Tre còn lưu truyền câu chuyện Cọp có tình nghĩa và được thờ phụng, con cọp này của gia đình họ Võ, khi gia chủ đi vắng. Cọp ở nhà hằng ngày lo nuôi mẹ và em gái, vào rừng bắt heo để nuôi gia đình. Khi người vợ qua đời. Cọp khóc lóc thảm thiết. Khi người con về, cọp khóc lóc rồi dẫn ra thăm mộ. Đến nơi, cọp đập đầu vào mộ mà tự tử. Người con trai bèn để tang cho cọp, làm lễ chôn cất kỹ lưỡng rồi lập miếu thờ. Xã Mỹ Hòa Hưng có tục thờ hổ do câu chuyện con hổ có nghĩa luôn trả ơn người nuôi nó vào đúng ngày giỗ, nó còn đi quanh mộ cha mẹ nuôi ba vòng rồi rống lên thảm thiết, sau đó nằm phủ phục bên mộ và chết. Hai là câu chuyện hổ con được chăm sóc, nuôi dưỡng, sau này khi chủ mắc bệnh qua đời, hổ buồn rầu nhịn ăn mà chết.

Lăng Tổng trấn ở xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới ở vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang có thờ Sơn quân bắt nguồn từ câu chuyện hai con hổ đánh nhau giành lãnh thổ động vật gồm một con cọp Bạch và một con cọp Mun, sau một trận chiến quần thảo kịch liệt thì kết quả là con cọp Bạch thắng trận trong đó có một cọp mun sau khi thua trận trước hổ trắnng bỏ chạy qua cù lao Mỹ Hòa Hưng biệt dạng, nhưng thỉnh thoảng vẫn thấy ông Hạm lén về thăm quê cũ với dáng vẻ rất buồn bã, mỗi lần như vậy dân làng thương xót, làm lễ “cúng Ông” một con heo sống.

Vật nuôi

Một con cừu bên cạnh xác của một con cừu khác

Động vật cũng đau, cũng biết buồn, chúng cũng biết rơi nước mắt khi bị đối xử tồi tệ, khi những đứa con của chúng bị con người nhẫn tâm giết chết. Không ít người cho rằng động vật không có đủ sự thông minh như con người để cảm thấy đau buồn mỗi khi mất đi thứ gì đó quý giá, tuy nhiên có những bằng chứng cho thấy rằng động vật cũng biết đau đớn khi mất đi thứ gì quý giá với mình. Hình ảnh một chú mèo không chịu rời đi ngôi mộ mới chôn cất chủ nhân của chú, hay một chú ngựa bày tỏ sự tiếc nuối trong tang lễ của chủ nhân.

Chó là người bạn thân nhất của con người và nổi tiếng là loài động vật có tình nghĩa sâu sắc và có cảm xúc. Nhiều người nuôi chó cho biết rằng, chú chó của họ có biểu hiện lo âu buồn bã khi bị tách khỏi chủ của mình, thể hiện thông qua những tiếng rên rỉ, kêu hay hú khi mà chó con bị tách khỏi những người thân hay hình ảnh những con vật chăm sóc người chủ của chúng, hình ảnh chú chó chỉ quanh quẩn quanh mộ của người chủ đã chết trong 2 năm trời. Có thể thấy giống như nước mắt, chúng đang sử dụng tiếng kêu để bộc lộ cảm xúc lo lắng, căng thẳng hay cô đơn - một kiểu khóc riêng của loài chó.

Nhiều tài liệu ghi chép cũng cho thấy, trâu bò cũng bộc lộ cảm xúc. Có những câu chuyện về trâu, bò khóc khi sắp bị giết mổ với một câu chuyện về chú bò nước mắt đầm đìa trước khi bị con người mang ra làm thịt sau đó nó đã được những người đồ tể không làm thịt mà cho nó vào một ngôi chùa để chăm sóc. Chẳng hạn như khi bị lạc con, trâu, bò mẹ thường rống gọi con rất tha thiết. Đồng thời những chú bê, nghé cũng chạy quanh tìm gọi mẹ. Nếu con bị chủ bán đi, trâu, bò mẹ cũng nhớ con bỏ ăn, bỏ ngủ mà rống gọi thảm thiết. Điều này cho thấy, trâu bò cũng có cảm xúc đau buồn chứ không phải ngu sinh như quan niệm cho rằng chúng chỉ là loài súc sinh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đau buồn ở động vật http://www.tdx.cat/handle/10803/385919 http://www.ingentaconnect.com/content/whp/ev/2010/... http://www.olemartinmoen.com/wp-content/uploads/Th... http://www.stafforini.com/blog/wild-animal-sufferi... http://digitalcommons.calpoly.edu/cgi/viewcontent.... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl... http://www.ledonline.it/index.php/Relations/articl...